Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh đã xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được triển khai trên diện tích 20 ha tại xã An Thủy (Lệ Thủy).

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình được triển khai tại xã An Thủy (Lệ Thủy).

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được triển khai trên diện tích 20ha tại Hợp tác xã sản suất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Hạ, xã An Thủy (Lệ Thủy) với 124 hộ tham gia.

Để triển khai thực hiện mô hình này, Trung tâm KN-KN tỉnh vừa chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, vừa hỗ trợ 50% giống và 30% phân bón theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư.

Hiện tại, các hộ tham gia mô hình đang tích cực thu hoạch lúa với năng suất ước đạt từ 75-78 tạ/ha. Theo hạch toán kinh tế, 1ha lúa Hương Bình sản xuất theo hướng hữu cơ, sau khi trừ đi chi phí và công lao động cho lãi gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất lúa đại trà khoảng từ 12-15%. 

Nông dân thu hoạch giống lúa Hương Bình.

Nông dân thu hoạch giống lúa Hương Bình.

Được biết, giống lúa Hương Bình là giống lúa năng suất cao, gạo thơm ngon, được thị trường ưa chuộng; lúa sau khi thu hoạch được Nhà máy sản xuất giống cây trồng thuộc Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh bao tiêu lúa tươi ngay tại đồng ruộng nên rất thuận lợi cho sản xuất và giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Theo Báo Quảng Bình